Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Học nghề bếp và lợi ích lâu dài

Học nghề bếp và lợi ích lâu dài
Học nghề bếp mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nếu chúng ta biết cách nắm bắt tốt khi tham gia học nghề bếp thì không những rất có lợi cho sức khỏe gia đình, tiền bạc mà còn cả công danh sự nghiệp của chính bạn nữa.

Hãy cùng kham khảo một số lợi ích chung của việc học nghề bếp.

Không khí học nghề bếp vui nhộn tại Hướng Nghiệp Á Âu
Học nghề bếp cũng giống như bao ngành nghề khác đó là học vì mục đích có một cái nghề để nuôi sống chính bản thân, nhưng sự khác biệt ở đây là học nghề bếp có một đặc điểm mà không phải nghề nào cũng có được, đó là ngoài nghề nghiệp, học nghề bếp giúp chúng ta nuôi dưỡng con cái, gia đình bằng những món ăn ngon, dinh dưỡng, luôn có sự thay đổi thực đơn trong bữa ăn, còn gì hạnh phúc hơn khi chính tay bạn đem lại nguồn dinh dưỡng cho những người thân yêu.
Học nghề bếp mang đến nhiều cơ hội để thành đạt, nếu Bạn đam mê, yêu thích nghề bếp, chỉ trong vòng 3 năm đến 5 năm, Bạn có thể trở thành một Bếp trưởng đẳng cấp, có thu nhập cao.

Học nghề bếp theo đuổi đam mê 

Học nghề bếp thật thú vị phải không các bạn? Còn nhiều điều thú vị hơn nữa, học nghề bếp và làm nghề bếp, Bạn còn được tiếp cận và thưởng thức nhiều món ăn, thức uống của các nền ẩm thực các nước, được đi đây đó để tìm hiểu, khám phá về cái hay cái đẹp của văn hóa ẩm thực ở Việt Nam và thế giới, giúp các bạn có những tầm nhìn xa hơn để tư duy, sáng tạo ra những món ăn mới hấp dẫn và đặc sắc. Học nghề bếp, Bạn có cơ hội sáng tạo và biểu diễn khả năng nấu nướng của mình cho Bạn bè, người thân và mọi người trên thế giới.

Học nghề bếp cùng siêu đầu bếp Alain Nghĩa
Sự thành đạt trong nghề bếp là thước đo của niềm đam mê, lòng yêu nghề, mang đến cho bạn một tương lai tươi sáng và sẽ thật ý nghĩa khi được làm những gì mình yêu thích trong cuộc sống của bạn. Mỗi ngành nghề đều có những ưu điểm và nhược điểm, thế nhưng nghề bếp có những ưu thế vượt trội để Bạn có thể quyết định học nghề bếp cho tương lai của mình.

Học nghề bếp ở đâu sự lựa chọn là của bạn.

Học nghề bếp ở đâu sự lựa chọn là của bạn.
Học nghề bếp ở đâu? Trường nào học nghề bếp tốt nhất? Học nghề bếp ở đâu tốt nhất?... Đây là nỗi băn khoan chung của nhiều Bạn trẻ đang mong muốn tìm một nơi học nghề bếp chuyên nghiệp để thực hiện ước mơ đầu bếp, được làm việc ở các nhà hàng, khách sạn lớn, có thu nhập cao và ổn định.


Học nghề bếp ở đâu? Hướng Nghiệp Á Âu nơi học nghề bếp chuyên nghiệp
Để tìm được một nơi học nghề bếp tốt có dễ không? Đây là câu hỏi không dễ trả lời, bởi vì trong thời đại công nghệ hiện nay, khi mà các thông tin rất nhiều trên mạng, Bạn dễ dàng tìm kiếm được nhiều trường để học nghề bếp. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận về những lời quảng cáo vượt quá thực tế của nhiều Trường dạy học nghề bếp….

cơ sở vật chất hướng nghiệp á âu
Cơ sở vật chất hiện đại tại Hướng Nghiệp Á Âu
Để tìm kiếm trường học nghề bếp ở đâu tốt nhất? Thì Bạn hãy cùng kham khảo một số điều cơ bản dưới đây để giúp chúng ta nhận biết và lựa chọn được một Trường phù hợp với mình nhé!
học nấu ăn cùng thầy võ quốc

Học nghề bếp cùng Chef Võ Quốc
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu đội ngũ giảng viên là ai? Cơ sở vật chất tại trường đó như thế nào có đúng thực tế như những lời giới thiệu hay không? Thứ hai nếu các bạn còn đắn đo lựa chọn thì chúng ta nên đến Trường để khảo sát, thậm chí có thể xin học thử để nhận biết việc giảng dạy và cơ sở vật chất của Trường đó như thế nào?


Học nghề bếp ở đâu? Các học viên cần thực hành để nâng cao tay nghề
Thứ ba các bạn nên xem kỹ chương trình đào tạo có phù hợp với những mong muốn của Bạn không? Các bạn có thể xem kỹ các chương trình đào tạo qua website hoặc đến trường để tham khảo.
Với những bước cơ bản trên bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn, là nơi chọn mặt gửi vàng cho quá trình học tập và rèn luyện để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Chúc các bạn lựa chọn được một nơi Học nghề bếp như mong muốn!

Dạy đầu bếp cần bắc đầu từ căn bản

Dạy đầu bếp cần bắc đầu từ căn bản
Dạy đầu bếp phải bắt đầu dạy từ những kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghề bếp, đó là những kiến thức cơ bản về ẩm thực, các nguyên tắc cơ bản trong chế biến món ăn, các kỹ năng sơ chế nguyên liệu, các kỹ năng sử dụng dao, thớt, kỹ năng xốc chảo,…


Dạy đầu bếp chuyên nghiệp tại Hướng Nghiệp Á Âu

Dạy đầu bếp phải bắt đầu từ những kỹ năng căn bản.
Trong thực tế hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Đầu bếp rất lớn, nhưng hầu hết các Đầu bếp ra trường không nắm rõ những kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghề bếp.


Các Học viên Hướng Nghiệp Á Âu đang học thực hành tại các Chương trình Dạy đầu bếp 
Để khắc phục những hạn chế đó trong các Chương trình dạy đầu bếp, Hướng Nghiệp Á Âu đang áp dụng các Chương trình đào đạo mang tính thực tế, sáng tạo và ứng dụng cao giúp cho Học viên hòa nhập rất nhanh trong môi trường làm việc tại môi trường Bếp chuyên nghiệp.
Dạy đầu bếp những kỹ năng đứng bếp chuyên nghiệp
Ngoài việc dạy đầu bếp từ những kỹ năng căn bản đó, Hướng Nghiệp Á Âu còn áp dụng những phương pháp giảng dạy thiên về thực hành, năng động, tiên tiến được đúc kết từ kinh nghiệm của các Giảng viên có thâm niên lâu năm trong nghề bếp. Điều đó đã giúp cho các Học viên học nghề đầu bếp tiếp thu nhanh và hòa mình buổi học.

Rèn luyện kỹ năng cần thiết cho đầu bếp chuyên nghiệp
Dạy đầu bếp phải chú trọng thực hành
Hướng Nghiệp Á Âu mong muốn tất cả các Học viên tham gia các Chương trình dạy đầu bếp tại trường đều có tay nghề cao, có kiến thức và kỹ năng vững chắc trong nghề đầu bếp, từ đó các bạn Học viên có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình trong con đường sự nghiệp tương lai.

Làm thế nào để trở đầu bếp siêu đẳng

Làm thế nào để trở đầu bếp siêu đẳng

Bạn muốn trở thành một đầu bếp trong khi con đường đầu bếp không phải dễ dàng. Để có thể được  hành nghề đầu bếp bạn sẽ phải làm việc nhiều giờ, môi trường làm việc khắc nghiệp và áp lực công việc rất cao…

Nhưng phần thưởng của người đầu bếp là niềm vui khi được phục vụ cho mọi người những món ăn sáng tạo, làm việc tại các nhà hàng khách sạn lớn, mức lương cao ổn định, hơn nữa bạn có thể khẳng định được tên tuổi của bản thân nếu bạn luôn cống hiến hết mình vì nghề đầu bếp.Vậy làm thế nào để trở thành một đầu bếp.

Đầu tiên, để trở thành một đầu bếp bạn cần có niềm đam mê ẩm thực. Không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành một đầu bếp. Một đầu bếp giỏi là một người luôn ấp ủ đam mê, nhiệt huyết và tận tâm với nghề. 

Thứ hai, bạn nên thực hành công việc của một đầu bếp tại nhà, Nấu ăn ở nhà khác với nấu ăn ở một nhà hàng, khách sạn nhưng bạn nên tận dụng cơ hội làm quen với nhiều loại gia vị, thực phẩm và áp dụng những kỹ thuật càng nhiều càng tốt.

Thứ ba, bạn cần có một công việc đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn hay quán ăn vì đây là môi trường làm việc thực tế tốt nhất mà bạn có thể cọ sát tay nghề, có được những kinh nghiệm làm việc của một đầu bếp hàng ngày cần làm những gì.

Thứ tư, ghi danh vào các Trường đào tạo đầu bếp để được đào tạo bài bản. Đây là điều kiện quyết định để bạn trở thành một đầu bếp giỏi cũng là một phần quan trọng để bạn có dễ dàng thăng tiến hơn trong công việc. 
Đó là một trong những cách trở thành đầu bếp tốt nhất mà bạn có thể theo đuổi. Có cả được cả bốn yếu tố này thì bạn chắc chắn sẽ thành công. Hãy nắm bắt cơ hội của mình nhé vì quyết định của bạn sẽ là cuộc sống của bạn.

Học nấu ăn để biến ước mơ trở thành hiện thực

Học nấu ăn để biến ước mơ trở thành hiện thực
Học nấu ăn để trở thành một đầu bếp luôn là ước mơ của biết bao nhiêu bạn trẻ và để biến ước mơ đó trở thành hiện thực không phải quá khó khăn nếu bạn thật sự đam mê và luôn có gắng học hỏi.

Học nấu ăn nghe có vẻ rất đơn giản nhưng khi bước vào nghề đầu bếp bạn mới hiểu được những khó khăn và trở ngại của nó. Bạn sẽ hình dung được rằng học nấu ăn để trở thành đầu bếp khác xa với bạn học nấu ăn gia đình, từ những kĩ năng cầm cầm dao thớt, thái rau củ quả cũng đã rất quan trọng chưa nói gì đến việc các bạn học chế biến và sáng tạo món ăn sao cho ngon và đẹp mắt.

Dù bạn học nấu ăn ở bất cứ môi trường nào, bạn cũng cần phải học đạo đức trong nghề nghiệp và cái đầu tỉnh táo trong làm việc, bởi chỉ cần bạn sai một ly đi một dặm, nó có thể ảnh hưởng đến tất cả công việc của bạn, uy tín nhà hàng, mọi người xung quanh…
Nói như vậy là chúng tôi muốn bạn trước khi xác định đến với nghề đầu bếp, nếu bạn chưa có kinh nghiệm, chưa có tay nghề thì bạn sẽ mường tượng ra được bạn sẽ phải học những gì và sau khi trải qua quá trình học liệu rằng bạn có thể vượt qua những khó khăn ban đầu để biến ước mơ học nấu ăn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp không?.
Đó là những thông tin mà các bạn cần biết nhưng học nấu ăn sẻ (~) trở nên rất đơn giản nếu bạn chăm chỉ, luôn học hỏi từ Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và học nấu ăn không chỉ giúp ước mơ của bạn trở thành hiện thực mà còn mang lại cho cuộc sống gia đình bạn ổn định hơn, hạnh phúc hơn với nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.( câu quá dài)
Nếu bất cứ ai trong các bạn, đang có những hoài bão lớn, muốn tiến thân cao hơn trong xã hội mà bạn chưa biết gì, chưa có tay nghề đầu bếp thì Hướng Nghiệp Á Âu sẽ cùng bạn học nấu ănđể con đường đầu bếp trong tương lai sẽ không còn là giấc mơ của bạn nữa mà nó sẽ trở thành hiện thực.

BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ SỰ NGHIỆP ĐẦU BẾP

Bạn hiểu như thế nào về sự nghiệp của đầu bếp

Bạn muốn trở thành một đầu bếp? Bạn có thể có những kỹ năng, tài năng và niềm đam mê nấu ăn, nhưng bạn có thực sự hiểu tất cả những gì về một đầu bếp? 
Đầu bếp là một khái niệm rất rộng. Đầu bếp có thể là người làm nhiệm vụ nấu ăn chung, một người làm kế hoạch trình đơn, một người có kỹ năng và kinh nghiệm nấu nướng hoặc có lẽ một người giữ vai trò giám sát trong nhà bếp.

Là một đầu bếp bạn luôn phải thể hiện rõ mình là người đầu bếp chuyên nghiệp. Bạn phải phụ trách các công việc như tạo menu, xác định chi phí, giá cả trong menu, thiết lập và quản lý tất cả các khía cạnh của nhà bếp, theo dõi hàng tồn kho, đặt hàng thực phẩm, tuyển dụng nhân sự…
Những nhiệm vụ này không thể tách rời đối với một đầu bếp đặc biệt là người đầu bếp chuyên nghiệp, hơn nữa bạn phải am hiểu tất cả các công việc nướng, quay, xào, luộc…thì mới có thể đảm bảo bạn trở thành một đầu bếp thực sự.
Nếu bạn thực sự muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn phải hiểu rằng đây là một nghề nghiệp không thể vội vã. Cho dù bạn đã bước vào một trường dạy nấu ăn hay không, chìa khóa để trở thành một đầu bếp thành công thực sự nằm trong một điều “kinh nghiệm”.
Kinh nghiệm xương máu từ những công việc thực tế. Kinh nghiệm này chỉ có thể được học hỏi từ trong các nhà bếp chuyên nghiệp, nơi mà bạn có thể làm sắc nét tài năng, kỹ năng nấu nướng của bạn và trưởng thành hơn để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp có thẩm quyền. 
Và như với bất kỳ nghề nghiệp hoặc những nỗ lực trong cuộc sống, bạn sẽ cần phải đặt mình trong kiên trì và khó khăn, đó mới là những bí mật của thành công thực sự của một đầu bếp.

DẠY NẤU ĂN MÓN CHÈ KHÚC BẠCH

Sẽ tuyệt vời và thú vị hơn rất nhiều khi  món chè khúc bạch đó do chính tay bạn làm ra để chiêu đãi bạn bè và người thân. Cách làm cũng không hề khó, lại đảm bảo vệ sinh trước những tin đồn không hay về chè khúc bạch gần đây. Cùng xem hướng dẫn cách làm chè khúc bạch và làm theo nhé!

Nguyên liệu làm chè khúc bạch:
- Phần chè khúc bạch cơ bản: 120ml sữa tươi không đường, 120ml kem sữa tươi, 40g đường cát trắng, 1 thìa nhỏ tinh dầu hạnh nhân, 20ml nước ấm, 7g bột gelatin (hoặc có thể thay bằng 3 lá gelatin), 1 thìa canh hạnh nhân cắt lát
- Phần chè khúc bạch trà xanh: 120ml sữa tươi không đường, 120ml kem sữa tươi, 40g đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột trà xanh, 20ml nước ấm, 20ml nước ấm để hòa với bột trà xanh, 7g bột gelatin (hoặc có thể thay bằng 3 lá gelatin) , 1 thìa canh hạnh nhân cắt lát
- Nước đường dùng để ăn kèm: 40g đường phèn
- Cùi nhãn đã lấy hột, hoặc vải thiều
- Từ công thức cơ bản chè khúc bạn có thể thêm nhiều hương vị chè khác như khúc bạch dâu tây, khúc bạch mơ, khúc bạch caramel.
Các hương vị chè khúc bạch khác nhau
Cách làm chè khúc bạch:
- Bột gelatin cho ra bát.
- Thêm vào 20ml nước ấm, hòa cho gelatin tan sơ.
Hòa bột gelatin với nước
- Cho sữa tươi, kem tươi, đường cát trắng vào nồi, đun sôi lửa nhỏ đến khi tan hết đường.
- Đổ từ từ bát bột galatin đã hòa tan với nước ấm ở bước 2 vào nồi sữa đun nóng, dùng muôi quấy nhẹ để gelatin tan hoàn toàn thì cho tinh dầu hạnh nhân vào.
- Nhấc nồi ra khỏi bếp, đổ vào khuôn thủy tinh sạch, để nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh, để 4-5 tiếng đến khi đông cứng hẳn.
Cho hỗn hợp vào tủ lạnh cho đông cứng
- Phần chè khúc bạch trà xanh: cho trà xanh ra bát, hòa 20ml nước ấm để bột trà xanh tan hoàn toàn.
- Phần bột galatin bạn làm tương tự như phần bột gelatin ở các bước 2 và đun sữa, kem sữa tươi, đường cho tan, tiếp theo cho gelatin và trà xanh ở bước trên vào khuấy đều.
- Nhấc nồi ra, đổ vào khuôn thủy tinh sạch, để nguội cho vào tủ lạnh 4-5 tiếng đến khi đông cứng.
cách làm chè khúc bạch
- Vải thiều tách lấy hạt, nếu dùng vải đóng hộp thì bạn giữ lại phần nước đường để dành rưới lên bề mặt chè
- Đun đường phèn với một bát con nước lọc, nấu cho đường tan, để nguội.
- Hạnh nhân lát nướng ở nhiệt độ 160 độ c khoảng 3-4 phút đến khi hạnh nhân chín, hoặc có thể rang trên bếp đến khi hạnh nhân chín vàng.
Nấu chè khúc bạch ngon
- Phần thạch chè khúc bạch trắng và trà xanh sau khi đông cứng, cho ra ra thớt sạch, cắt thành những miếng vuông vừa ăn.
Cắt thạch chè khúc bạch thành từng khúc
- Khi dùng cho một ít thạch trắng hay thạch trà xanh vào bát, thêm vải thiều, chan nước đường, rắc hạnh nhân lên bề mặt, dùng lạnh.
Khi thưởng thức các bạn cho thêm đá bào, chan nước đường, rắc hạnh nhân, cho vài viên khúc bạch, vài viên cùi nhãn hoặc vải. Vị ngậy ngậy của viên khúc bạch hòa quện với chút ngọt thơm của trải nhãn cộng với vị bùi bùi của hạnh nhân sẽ làm bạn khó quên!

Học nghề đầu bếp tầm nhìn của thời đại mới

Học nghề đầu bếp tầm nhìn của thời đại mới
Lý do vì sao nghề đầu bếp lại hấp dẫn nhiều Bạn trẻ như vậy? Nhiều Bạn trẻ đang có xu hướng chọn cho mình nghề đầu bếp để theo đuổi và gắn bó với nó. Mang những khát vọng lớn khi tham gia học nghề đầu bếp tại Hướng Nghiệp Á Âu và nuôi dưỡng ước mơ trở thành đầu bếp giỏi trong tương lai.
Bạn Nguyễn Ngọc Thanh tâm sự: “Từ ngày đi học nghề đầu bếp, tôi bắt đầu có những khát vọng lớn lao để trở thành người đầu bếp giỏi trong tương lai, chứ không phải là học đầu bếp để cho biết”.


Học nghề đầu bếp thực hiện ước mơ 
“Trong buổi đầu học kỹ năng dao thớt, tôi ngẫm nghĩ học đầu bếp là học nấu ăn chứ học dao thớt làm gì? Tôi tò mò không biết nó có lợi ích gì và cảm thấy không vui khi học tiết học này. Nhưng thấy mọi người ai cũng hào hứng nên tôi cũng háo hức học theo, vậy mà chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào buổi học đầu tiên của tôi về kỹ năng dao thớt lại giúp một đứa lười biếng như tôi lại tích cực học và yêu nghề đầu bếp đến thế” Bạn Đan Tâm kể.



Học nghề đầu bếp với buổi học kỹ năng dao thớt
“Chính có lẽ vì cái suy nghĩ tầm thường đó mà học nghề đầu bếp lại trở nên cao siêu đối với tôi như vậy. Tôi bắt đầu học đầu bếp và nhìn nhận nghề mình theo học một cách nghiêm túc, ngoài những buổi học chính ở Trường tôi tích cực tham gia các buổi giao lưu nấu ăn do Trường tổ chức, rồi mua sách, lên mạng tìm tòi cách thức nấu nướng và nghiên cứu về văn hóa ẩm thực Việt Nam, thật thú vị” Bạn Vĩnh An kể.


“Học nghề đầu bếp với tôi trở thành một thói quen không thể thiếu, những đứa bạn của tôi nói rằng: Mày thay đổi thật rồi và tôi cũng cảm nhận được điều đó từ khi học nghề đầu bếp, Tôi thấy mình có tố chất của một người đầu bếp chuyên nghiệp, có những hoài bão và niềm đam mê trở thành một đầu bếp giỏi, được làm trong những nhà hàng, khách sạn lớn và tôi nghĩ không bao lâu nữa ước mơ của tôi sẽ trở thành hiện thực, một đầu bếp giỏi mang đến những giá trị dinh dưỡng cho mọi người” Bạn Hồng Linh nói.

Nghề đầu bếp – trở nên hot khi chọn học nghề

Nghề đầu bếp – trở nên hot khi chọn học nghề
Đứng trước tình trạng các ngành nghề ngày nay, số lượng lớn học viên học ra trường không kiếm được việc làm do nhu cầu của thực tế đã bão hòa với năng lực đào tạo. Tuy nhiên, nghề đầu bếp là một ngành nghề ít người nghĩ tới khi định hướng con đường nghề nghiệp tương lai nhưng lại đang trở nên khá "nóng" trên thị trường việc làm hiện nay. 


Học nghề đầu bếp tại Hướng Nghiệp Á Âu
Theo số liệu thống kê tại các trường dạy nấu ăn tại Tp.HCM, hiện mỗi năm đào tạo hơn 6.000 học viên chuyên về nghề đầu bếp và trong số này gần như 100% có việc làm ổn định với thu nhập tương đối cao. 
Hiện nay, các nhà hàng, khách sạn mọc lên rất nhiều và nhu cầu tuyển dụng nhân sự đầu bếp có tay nghề tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu, các trường chuyên về đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp đã và đang mở thêm nhiều lớp hơn, đáp ứng nhu cầu học nghề bếp của các bạn trẻ. Tuy nhiên, trường lớp chỉ là nơi khởi đầu để họ bắt đầu nghề bếp. Theo nhiều người trong ngành cho biết, trên thực tế, có rất nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề không phải nhờ bằng cấp mà chỉ từ cơ duyên, ý chí phấn đấu không ngừng và trái tim đam mê với nghề. Họ thường bắt đầu bằng công việc phụ bếp (nhặt rau, rửa bát,...) trong nhà hàng, chăm chỉ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.


Học Nghề đầu bếp – cùng cô Trần Thị Minh Tâm, Bếp trưởng KS Rex
Với các khách sạn lớn, yêu cầu tuyển dụng đầu bếp có tay nghề, thêm nữa là vốn ngoại ngữ. Bên cạnh đó, các khách sạn còn có các chương trình đào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu. Qua một năm làm phụ bếp, nếu chăm chỉ học tập, thực hành để chứng tỏ tay nghề, người lao động sẽ được thăng tiến lên vị trí chảo - bếp chính. 
Theo ông Đoàn Minh Tâm – Giám đốc đào tạo Hướng Nghiệp Á Âu: nghề đầu bếp có tính ổn định, tuổi thọ cao, càng làm việc nhiều thì giá trị nghề nghiệp càng cao. So với nhiều ngành nghề khác, mức thu nhập cũng khá hơn.
Theo một số khách sạn, nhà hàng lớn tại Tp.HCM, thị trường lao động luôn có nhu cầu tuyển nhân sự nghề đầu bếp rất nhiều, do đó cơ hội cho những người theo học nghề đầu bếp là rất lớn. Ngoài ra, hiện nhu cầu xuất khẩu lao động ngành nghề này cũng đang có xu hướng tăng, nhất là từ khi một số nước và nhiều Việt kiều ở nước ngoài mở nhà hàng có nhu cầu thuê người Việt làm việc. 

Lựa chọn học nghề đầu bếp của các bạn trẻ
Các bạn trẻ đang theo nghề đầu bếp cũng thừa nhận: Đây là một trong những ngành học viên học xong nhanh kiếm được việc làm nhất. Bạn Ngọc Duy, đang làm đầu bếp ở một nhà hàng nổi tiếng tại Sài Gòn: "Ngay từ khi theo học tại Hướng Nghiệp Á Âu, Tôi đã có việc làm ở đây, vừa kiếm được tiền, vừa nâng cao tay nghề." Ra trường đã trở thành bếp chính, mức lương trên dưới 5 triệu đồng, rõ ràng đây là điều lý tưởng so với học viên đang theo học các ngành nghề khác.

BẾP TRƯỞNG NGUYỄN VĂN HẢO

Với dáng vẻ thư sinh trong bộ áo bếp, đầu bếp Văn Hảo cởi mở chia sẻ công việc của mình. 

Cảm hứng với các món ăn của đầu bếp Văn Hảo bắt đầu từ lâu khi xem các món ăn được hướng dẫn chi tiết và sống động trên truyền hình. Từ đó anh yêu thích ăn ngon rồi mày mò tự chế biến. Nhưng có lẽ cơ duyên để trở thành đầu bếp các món hải sản lại là từ những chuyến đi nghỉ mát cùng gia đình. Giữa không khí biển, anh Hảo biết rằng nguồn hải sản là phong phú và quý giá vô cùng bởi thế các món ăn hải sản cũng có mùi vị thật hấp dẫn và khiến anh say mê. Anh Hảo nói vui: “Có lẽ mình đã lựa chọn đúng vì hiện nay các món ăn từ hải sản đang rất thời thượng trong xu hướng chọn món của các ẩm khách.”

Bếp trưởng Nguyễn Văn Hảo
Một kỷ niệm “tẽn tò” trong nghề mà anh Hảo nhớ nhất khi mới ra trường là sơ chế lươn: “Các anh chị đầu bếp đưa ra 1 xô lươn to và yêu cầu mình sơ chế. Tự tin, làm đúng và khéo léo theo lí thuyết sơ chế lươn đã được học tại trường, mình hì hụi, tỉ mỉ ngâm lươn, bỏ ruột... Khi các anh chị đầu bếp khác sốt ruột ra lấy lươn để chế biến món ăn thì xô lươn mới vơi đi được một phần rất ít… Mọi người được dịp cười rũ rượu vì dáng vẻ khổ sở của mình khi đánh vật với xô lươn một cách máy móc mà với những người có kinh nghiệm khác, trong cùng thời gian họ đã phải làm xong được 2 xô lươn như thế.

Kỷ niệm đó là bài học để anh Hảo có kinh nghiệm hơn không chỉ trong cách sơ chế món ăn mà cách học hỏi kinh nghiệm. Đối với đầu bếp Hải, cái khó nhất khi mới bước vào nghề là làm thế nào để khéo léo khai thác, tìm hiểu các món nghề, bí quyết hay từ những đầu bếp có kinh nghiệm: “Không phải người thầy nào cũng dễ dàng chỉ bảo hết cho mình. Vì vậy, phải khiêm tốn, nhẫn nại và biết cách quan sát kỹ để học hỏi”. Đặc biệt chế biến đồ hải sản rất cầu kỳ. Ngoài cách chọn hải sản phải tươi sống, không gày gò, anh còn phải học cách sơ chế phù hợp với từng loại thực phẩm khác nhau như lươn thì phải dùng bản gỗ, có đinh để cố định lươn thì dóc thịt mới nhanh, khử mùi tanh bằng rượu gừng.... Những kiến thức này không phải học ngày một ngày hai mà học trong suốt quá trình làm nghề.
Giờ anh Hảo đang hạnh phúc với cuộc sống và công việc của mình bởi “công việc đầu bếp tuy vất vả nhưng phù hợp với mình – đó là lý do quan trọng nhất và lý do không kém phần quan trọng nữa là thu nhập đủ để có cuộc sống ổn định cho mình và cho gia đình,” anh Hảo hài lòng chia sẻ.

Chè khúc bạch thơm ngon

Chè khúc bạch thơm ngon
 
   Thời tiết oi bức thế này, các bạn thích ăn món gì nhất? Mình chỉ thích mấy món chè và nước uống thôi, không muốn ăn uống gì cả. Chè khúc bạch, các bạn đã thử chưa? Chè khúc bạch Hà Nội rất ngon, nước chè trong veo, có vị ngọt thanh mát, những viên khúc bạch dai dai, béo bùi vị phô mai cùng quả vải ngọt lịm, mọng nước, kèm các lát hạnh nhân nướng thơm lừng. Chỉ nhìn bát chè thôi đảm bảo bạn đã muốn ăn liền rồi.
 
 
   Sẽ tuyệt vời và thú vị hơn rất nhiều nếu món chè khúc bạch đó do chính tay bạn làm ra để chiêu đãi bạn bè và người thân. Cách làm cũng không hề khó, lại đảm bảo vệ sinh trước những tin đồn không hay về chè khúc bạch gần đây.  Cùng xem hướng dẫn cách làm chè khúc bạch và làm theo nhé!
 
Nguyên liệu:
 
- 250 ml sữa tươi không đường
 
- 250 ml kem tươi
 
- 80g đường (tùy khẩu vị)
 
- 25g bột gelatin
 
- 1-2 thìa cà phê vani chiết xuất
 
- 1,5 thìa cà phê bột trà xanh pha với 1 thìa canh nước sôi
 
- Hạnh nhân lát
 
- Vải (hoặc nhãn)
 
- Nước, đường, bột sắn dây ướp hoa bưởi.
 
 
Cách làm :
 
Bước 1: Cho một chút nước vào 3 thìa cà phê gelatin, để 5-10 phút cho gelatin nở.
 
Bước 2: Lót khuôn bằng màng bọc thực phẩm để tiện lấy ra.
 
Bước 3: Trộn chung sữa với kem tươi. Cho 250 ml hỗn hợp sữa và kem tươi, cùng với 40g đường, khuấy trên lửa nhỏ cho tan đều. Khi đường tan cho gelatin đã ngâm nở vào khuấy cho tan. Bắc xuống cho vanilla extract, để nguội bớt rồi đổ vào khuôn. Cho vào tủ lạnh đến khi đông lại.

Phở cuốn chay Saigon

 
Phở cuốn chay Saigon
 
   Nếu món cuốn chay chỉ có Rau và bì thính làm từ củ sắn (củ đậu) hoặc bí xanh thì nhân làm món phở cuốn chay Sài Gòn này khác hẳn, chưa có trong bất cứ nhà hàng chay nào.
 
 
   Phở cuốn chay có thể dùng làm món chính trong bữa ăn tiếp khách, bữa ăn trong gia đình. Một món chay mới làm từ bánh phở khi bày trên bàn ăn vừa thấy bắt mắt, ngon, giòn, thơm và rất ngon miệng.
 
Chuẩn bị thực phẩm:  
-  Bánh phở tấm: 0,5 kí
-  Nấm hương: 50 g (hoặc nấm đông cô)
-  Nấm tươi: 100 g
-  Rau tiến vua: 0,5 g
-  Xà lách: 200 g
-  Dưa leo: 2 trái
-  Gia vị: Tiêu, bột nêm chay, maggi, dấm, dầu mè tinh luyện.
-  Rau thơm: Ngò rí (mùi), húng quế hoặc húng láng.
-  Sốt Maijonaise
 
Sơ chế:
-  Bánh phở cắt miếng to bản 8 x 15 cm
-  Nấm hương rửa sạch ngâm cho mềm, thái nhỏ
-  Rau tiến vua ngâm nước nóng 20 phút thấy mềm vớt ra làm sạch, thái nhỏ
    (nếu không có rau tiến vua dùng 1 thứ dưa leo cũng được)  
-  Nấm tươi sạch, thái nhỏ.
-  Dưa leo bỏ ruột, thái lát dày 0,5 cm, rồi cắt dọc nhỏ như đầu đũa,cắt 6 cm.
-  Maggi pha loãng bằng chút nước sôi để nguội và đường là được – dùng để chấm.
 
 
Chế biến:
-  Nấm hương, nấm tươi, rau tiến vua, xào chín, cho chút bột nêm. Trước khi bắc ra cho vài giọt dầu mè tinh luyện, đảo đều.
-  Xúc ra đĩa để nguội.
-  Lấy bánh phở đặt lên đĩa hoặc cái mâm sạch để cuốn
-  Đặt ít xà lách, rau thơm, cọng dưa leo, 1 muổng nhân, 1 ít majonaise rồi
    cuộn tròn.         
 
Lưu ý:
   Sốt majonaise sẽ giúp cho nhân bánh thơm và ngon. Nếu không dùng có thể thay bằng đậu hũ non.
 

Thịt cừu xào sả

Thịt cừu xào sả
 
Món thịt cừu xào sả dễ làm, nhưng nếu không nắm được một chút bí quyết thì khó mà ngon được.
 
Nguyên liệu (1 phần ăn):
 
   Thịt cừu: 80g; ớt chuông xanh, vàng, đỏ: mỗi loại 15g; càrốt: 10g; củ năn: 10g; măng tươi: 10g; tỏi băm: 1/3 muỗng càphê; hành tím bằm: 1/3 muỗng càphê; sả băm: 1/3 muỗng càphê; muối: 1/4 muỗng càphê; đường: 1/4 muỗng càphê; tiêu: 1/4 muỗng càphê; dầu hào: 1/3 muỗng càphê; bột nêm gà: 1/3 muỗng càphê; dầu mè: một ít; bánh tráng mè: 1 cái nhỏ.
 
 
 
 
Chế biến:
 
   Bánh tráng mè xếp thành hình chiếc ly thấp, chiên qua dầu vừa nổi, vớt ra để ráo dầu.
 
   Càrốt, củ năn, măng tươi cắt hạt lựu, trụng qua nước sôi cho chín.
 
   Ớt chuông cắt hạt lựu. Phi thơm hành, tỏi, sả, cho thịt cừu vào xào.
 
   Cho rau củ cắt hạt lựu vào, nêm các gia vị vừa ăn, xóc đều.
 
Trình bày:
 
Múc thịt cừu xào sả cho vào ly bằng bánh tráng mè, món cừu xào sả ăn nóng.

Cách làm súp nấm cua

Cách làm súp nấm cua
 
Món súp là sự kết hợp hài hoà của thịt cua và các loại nấm.
 
Nguyên liệu:
 
   Thịt cua: 150g; Trứng gà: 3 quả; Nấm rơm, nấm kim châm; Nấm đông cô tươi, nấm linh chi; Bột năng, ngò rí, ớt; Tiêu, dầu mè, muối; Hạt nêm; Nước tương.
 
Cách làm:
 
- Nấm đông cô và nấm rơm cắt nhỏ, nâm kim châm và nấm linh chi cắt đôi.
 
- Ngò rí thái nhỏ. Trứng gà đánh tan đều. Hòa tan 5M bột năng với 1/2 chén nước.
 
 
 
 
- Cho nấm đông cô vào nồi nước dùng đang sôi, cho tiếp thịt cua vào nấu khoảng 1 lúc thì cho tiếp loại nấm còn lại vào. Nêm 2M hạt nêm và 1 ít muối.
 
   Cho bột năng vào từ từ, khuấy đều cho súp có độ sánh. Sau đó cho trứng gà vào, khuấy nhẹ tay để tạo sợi. Tắt bếp và thêm 1M dầu mè vào tạo thêm sức hấp dẫn cho món ăn.
 
   Múc súp ra tô, rắc tiêu, ngò rí  lên trên. Ăn kèm nước tương và ớt cắt lát.
 
Mách nhỏ:
 
  Để làm sạch nấm, ngâm nấm linh chi, nấm kim châm và nấm đông cô ngâm qua nước muối pha loãng, riêng nấm rơm ngâm qua nước vo gạo, sau đó rửa sạch.

Bún nhâm thanh đạm Hà Tiên

 
Bún nhâm thanh đạm Hà Tiên
 
   Hà Tiên có lẽ ít lai Trung hơn cả so với những nơi khác của miền Tây, vì nơi đây đã được khẩn hoang lập ấp từ sớm bởi người Chăm, người Khmer rồi người Hoa. Chỉ lai Trung, lai Bắc duy nhất có một thứ: văn chương của ông Đông Hồ.
 
   Ở một xứ biển giàu hải sản, lại có đến mấy nền văn hoá pha trộn, Hà Tiên có những món bún riêng của mình và tên món chỉ là một từ phiên âm, khó tìm được ý nghĩa tiếng Việt chứa trong lớp vỏ ngữ âm đó. Đúng là Hà Tiên không chỉ mến yêu như nhạc sĩ Lê Dinh từng ca ngợi mà còn “mến ăn” nữa.
 
   Cuối tuần trước, có một dịp may, tôi được ăn món bún nhâm và món bún kèn không phải tận Hà Tiên, mà là người Hà Tiên nấu ở khu dân cư Bình Hưng, quận Bình Chánh.
 
   Nấu ở Sài Gòn thì khó có được cái thần của Hà Tiên bên bờ biển Tây giàu hải sản tươi nguyên. Nhưng những người nấu có sự “gặp thời thế thế thời phải thế” của họ. Dì Tám đứng bếp hôm đó đã làm hai món bún ăn thực sướng. Đúng như Đại Nam Nhất Thống Chí ca ngợi phụ nữ Hà Tiên: “nữ công tinh xảo […]”
 
 
   Trước hết là món bún nhâm, một món bún khô ăn thanh đạm lại cân bằng dinh dưỡng muốn chết. Dì Tám chỉ dặn, mua cơm dừa nạo về phải xay lại bằng máy xay sinh tố, sau đó ngâm nước ấm, thì vắt mới ra hết nước. Tôi lại nghĩ nếu có cái máy ép càphê espresso thì chắc là ra bằng hết.
 
   Bún nhâm chỉ cần rau ghém gồm xàlách, tía tô, rau thơm, giá, nước cốt dừa, thịt tôm chà bông ăn với nước mắm pha. Sài Gòn không có bún bắt thành từng con giống người Khmer ở dưới Hà Tiên, nên tô bún không hoa văn, kém ngon mắt. Bữa đó dì Tám đã mua bún mang thương hiệu bún Thủ Đức. Pha nước mắm mặn vừa để hãm cái béo của nước cốt dừa chính là bí quyết trong món ăn mộc mạc này. Khi ăn, đến lượt món giá sống giòn tạo nên một thứ nhạc điệu nghe vui vui tai. Vị đạm ngọt của tôm, giá, chất xơ của rau, chất béo của nước cốt dừa tươi, vị mặn của mắm pha ớt tỏi… cả một bảng tổng hoà.
 
   Sang đến món bún nước kèn. Kèn chắc là tiếng Khmer. Trong cuốn Danh thắng miền Nam, Sơn Nam tả món kèn ăn với cơm gồm: “Lá nhàu tươi xắt nhỏ, cá lóc, nghệ, nước dừa nấu chung có hương vị ngọt và hơi đắng (lá nhàu) […]” Có người giải thích món ăn có nước cốt dừa là kèn. Thật khó xác định. Nhưng ta dễ thấy một mẫu số chung trong các món ăn của những dân tộc láng giềng là thứ gia vị màu vàng từ nghệ trong món kèn Sơn Nam kể, kroeung của người Khmer cũng na ná càri của người Thái, để tạo một mùi riêng. Vị chính của món bún kèn do dì Tám nấu là bột càri. Dì chỉ lấy bột, bỏ toàn bộ lá.
 
   Nước dùng bún nước kèn gồm tôm đất lột xắt nhỏ, sả tươi bằm. Phải là sả tươi mới nhổ đem bán ở chợ sớm, sả vào tủ lạnh rồi coi như hỏng, vì tủ lạnh hiện đại sẽ khử mùi làm sả thành “thái giám”. Sau đó đem sả băm trộn với tôm và bột cà ri tao cho chín, thêm hành lá, bột ngọt, đường – đặc thù của dân miền Tây là hảo ngọt – nhưng mấy ai không hảo ngọt nhỉ! Đến khi đã dậy mùi, lửa riu lại và nước cốt dừa pha nước ấm đổ vào. Một màu vàng thích mắt, lại cũng hạp với tỳ – thổ. Dì Tám cẩn thận nêm nếm và mời mọi người cùng nếm. Một chút dân chủ đó cũng làm bữa ăn thêm đầm ấm. Bún nước kèn cũng dùng với nhiều rau. Có nước mắm nguyên để gia giảm tuỳ theo khẩu vị từng người.
 
   Những món ăn không cầu kỳ, phải đủ hấp dẫn mới tồn tại lâu đến vậy, lại được ca ngợi không tiếc lời. Phải chăng tinh thần tối giản là đỉnh cao của mọi thứ nghệ thuật?
 

Canh bông súng nấu tôm

Canh bông súng nấu tôm
 
Canh súng nấu tôm là món ăn dân dã, gần gủi với thiên nhiên thể hiện nét văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ, rất ngon và dễ thực hiện.
 
Nguyên liệu:
 
Tôm sú:100g; Cọng súng: 200g; Bông súng: 2 cái; Ớt sừng: 1/2 trái; Cà chua, ngò gai, rau om, hành băm, ớt cắt lát, tỏi băm; Nước mắm, muối, đường, tiêu; Giấm gạo lên men; Bột ngọt.
 
Cách làm:
 
- Tôm rửa sạch, bóc bỏ vỏ, bằm sơ, ướp với 1M tiêu và 1 ít bột ngọt.
 
- Cọng súng rửa sạch, tước vỏ, cắt khúc. Bông sung rửa sạch, để ráo. Ngò gai, rau om cắt nhỏ. Cà chua 1 trái cắt múi cau, 1 trái cắt hạt lựu.
 
 
 
 
 
- Phi thơm hành tỏi băm, cho tôm vào xào sơ, thêm cà chua cắt hạt lựu vào xào đến khi cà chua mềm, cho vào 1 lít nước sôi, nêm 1M muối, 1M bột ngọt, 1/2M đường, 2M nước mắm và 3M giấm gạo lên men, nếm vị vừa ăn, cho cọng sung vào đảo đều rồi cho bông súng vào, tắt bếp.
 
- Múc canh ra tô, thêm ớt cắt lát vào, dùng nóng với cơm.
 
Mách nhỏ:
 
- Ngâm cọng súng trong thau nước rồi dùng đũa khuấy đều để làm sạch hết sợi tơ trong cọng súng.
 
- Cho cọng súng vào lúc nước canh đang sôi và tắt bếp ngay để giữ độ giòn.
 
 
nghề đầu bếp | học nghề | học nghề nhanh | học nấu ăn | đầu bếp nấu ăn | đầu bếp
bếp trưởng | đào tạo bếp trưởng | đào tạo bếp trưởng chuyên nghiệp | trung tâm dạy nấu ăn | trường dạy nấu ăn | Tin ẩm thực